Trong lịch sử phát triển của y học thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng tuyệt vời của Nọc ong trong điều trị bệnh. Trong thời kỳ của Đế Chế La Mã, cũng có nhiều ghi chép về khả năng kháng viêm, giảm đau của Nọc Ong. Đến thế kỷ 19, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và kết quả được công bố về ứng dụng của Nọc Ong trong việc điều trị các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp, viêm đa khớp, đau cột sống… Cho đến thời điểm đó, Nọc Ong đã được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền phương đông cũng như bởi rất nhiều thầy thuốc tại Châu Âu. Hiện tại, khi khoc học và y học đã phát triển vượt bậc, vẫn còn nhiều nghiên cứu được công bố trên các tạp trí khoa học nổi tiếng như PubMed về khả năng của Nọc Ong trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (xem thêm tại đây: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27677623), cũng như việc phân tích chi tiết từng thành phần chính có trong Nọc Ong và công dụng chính của từng thành phần trong đó (xem thêm tại đây: https://www.mdpi.com/1420-3049/21/5/616/pdf). Dưới đây là tóm tắt tính chất của từng thành phần chính có trong Nọc Ong:
Thành phần chính | Tác dụng chính |
Melittin (một loại peptide cấu thành từ 26 acid amin) là thành phần chính lớn nhất, chiếm khoảng 50-55% trong Nọc Ong | Tăng tuần hoàn máu – Kháng viêm với liều rất nhỏ – Kháng khuẩn, kháng nấm – Ức chế tế bào ung thư – Liều cao có thể gây xuất huyết |
Apamine (chiếm khoảng 2-3% trong Nọc Ong) | Kháng viêm – Tăng hoạt động tự vệ ở các mao mạch |
Phopholipase A (chiếm khoảng 10-12% trong Nọc Ong) | Enzyme gây thủy phân các phospholipid – Gây viêm và gây dị ứng mạnh |
Hyaluronidase (chiếm khoảng 2% trong Nọc Ong) | Làm đau cơ ở các mô – Gây dị ứng |
Trong đó 2 thành phần chính dưới cùng là nguyên nhân gây nên cảm giác đau, rát, dị ứng khi chúng ta bị ong trích, và tùy từng loại ong cũng như số lần bị trích có thể gây nên các phản ứng khác nhau với cơ thể người.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như các công nghệ chiết xuất hiện đại, Nọc Ong đã được tinh chế, loại bỏ các thành phần có hại cho cơ thể và giữ lấy các thành phần chính có lợi. Nọc Ong đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn, ngay cả trong ngành công nghiệp Mỹ Phẩm.
Trong mỹ phẩm, Nọc Ong được ví như một loại Botox tự nhiên vì khả năng làm giảm các nếp nhăn trên da, ngăn ngừa lão hóa (xem thêm tại đây: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4598227/). Ngoài ra, với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt của Melittin (thành phần chính lớn nhất trong Nọc Ong) thì ứng dụng lớn tiếp theo của Nọc Ong trong mỹ phẩm chính là các sản phẩm trị mụn. Đã có rất nhiều chứng minh lâm sàng (thử nghiệm trên da người) về khả năng ngăn ngừa mụn của Nọc Ong cũng như rất nhiều sản phẩm đã thành công trên thị trường khi sử dụng Nọc Ong.
Trong số các ngôi sao Hollywood và những người nổi tiếng, cũng có không ít người tin tưởng và sử dụng các sản phẩm có chứa Nọc Ong để chăm sóc da, cũng như ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân cho làn da của mình, trong số đó có thể kể tới Công Nương Anh Kate Middleton, Gwyneth Paltrow, Victoria Beckham và Kylie Bax.
Dòng sản phẩm Dược Mỹ Phẩm C-RENEW đã nghiên cứu kỹ lưỡng các công dụng của Nọc Ong và cho ra đời hai sản phẩm C-RENEW PROTECTION Anti Acnes Serum và C-RENEW SENSISKIN Recovery Serum sử dụng tinh chất Nọc Ong như thành phần chính để ngừa mụn hiệu quả cũng như phục hồi, tái tạo làn da hư tổn, ngăn ngừa lão hóa.
Xem thêm tại: https://www.facebook.com/duocmyphamCrenewCFR/videos/2047486682025289/